
Đứa bé nếu bạ gì cũng ăn và ngốn thức ăn suốt ngày thì rồi đây nó sẽ mập tròn như củ khoai, suốt ngày nằm dài trên tràng kỷ, hết nhá món khoai rán lại đến món kem…
Làm thế nào để vẽ được biểu đồ về sự béo mập của trẻ em?
- Vừa cân thể trọng và đo chiều cao, tính chỉ số khối lượng cơ thể (KCT) ra kg/m2 = Trọng lượng/ (chiều cao)2.
- Ghi giá trị tìm được trên biểu đồ KCT (độ béo mập) trong y bạ vào cột đứng ghi tuổi của các cháu.
- Cho đến năm cháu 1 tuổi, sự tiến triển của đường cong biểu đồ thông thường nằm trong phần để trắng. Đường con sẽ vươn cao đều đều vì đây là thời kỳ cháu bé tăng cân nhiều hơn tăng chiều cao.
- Từ 1 tuổi trở đi, đường cong thường hạ thấp dần độ cao cho đến năm cháu khoảng 6 tuổi. Các cháu lớn nhanh hơn là tăng cân. Vậy là cháu có cơ thể thon thả hơn. Nếu đường cong lại vươn cao trong khoảng từ 2 đến 6 tuổi, thì tôi phải nói điều đó với thầy thuốc (có bước nhảy vọt về tích mỡ sớm).
- Rồi đường cong lại tiếp tục vươn cao từ từ cho đến năm 12 tuổi.
Như vậy, với đơn vị thống kê thứ 97 thì KCT là khoảng 20 kg/m2 lúc 1 tuổi, 18 kg/m2 lúc 6 tuổi, 20 kg/m2 lúc 10 tuppir và 25 kg/m2 lúc 15 tuổi.
Thí dụ: Lena 6 tuổi, 19 kg với 1,10 m. Nhân chiều cao với chiều cao là 1,21 rồi chia trọng lượng của cháu, kết quả tìm được:
19: 1,21 = 15,70
Vậy chỉ số KCT của cháu là 15,70
Sự gia tăng trung bình về thể trọng của một trẻ sơ sinh cân nặng bình quân 3,250 kg (những con số sau đây không tính đến sự khác biệt về giới tính, về chiều cao…) là:
- 4 tháng đầu, + 25 g/ngày, + 750 g/tháng = 6,250 kg sau 4 tháng.
Cân nặng lúc mới sinh tăng gấp đôi trong vòng 4 đến 5 tháng.
- Từ 4 đến 8 tháng: + 16 hay 17 g/ngày, + 500 g/ tháng = 8,250 kg sau 8 tháng
- Từ 8 đến 12 tháng: + 8 g/ngày, + 250 g/ tháng = 9,250 kg sau 9 tháng.
Cân nặng lúc mới sinh đã tăng gấp ba trong vòng 9 đến 10 tháng.
- Từ 1 đến 2 năm: + 8 g/ngày, + 250 g/tháng = 12,250 kg sau 2 năm.
Cân nặng lúc mới sinh đã tăng gấp bốn lần sau 2 năm.
- Sau 3 năm: 13,250 kg đến 14 kg.
- Sau 4 năm: 15 kg đến 16 kg.
- Sau 5 năm: Khoảng 18 kg.
Dư thể trọng/béo phì, phải chăng đó là vấn đề của những con số?
Định nghĩa thông dụng về sự béo phì dựa trên một chỉ số tương ứng với tỷ số giữa cân nặng tính bằng kg với bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Tỷ số đó gọi là Chỉ số khối lượng cơ thể (KCT) hay còn gọi là Chỉ số Quételet.
International Obesity Task Force (Lực lượng đặc nhiệm quốc tế chống béo phì), một hiệp hội gồm 75 chuyên gia thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới đã phân định các mức KCT như sau:
- KCT dưới 18: trọng lượng quá nhỏ.
- KCT từ 18 đến 20: trọng lượng bình thường nhưng ở giới hạn dưới.
- KCT từ 18,5 đến 24,9: trọng lượng bình thường.
- KCT từ 25 đến 29,9: dư thể trọng.
- KCT từ 30 đến 34,9: béo phì vừa phải (độ 1).
- KCT từ 35 đến 39,9: béo phì nặng (độ 2).
- KCT trên 40: béo phì rất nghiêm trọng hay bệnh hoạn (độ 3).
TIN MỚI HƠN
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG